Sao các anh chị kia nói bậy thế hả mẹ?

Thảo luận trong 'Quán nghỉ' bắt đầu bởi HoangHuy, 21/6/12.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi
  1. Sao các anh chị kia nói bậy thế hả mẹ?

    Quán kem nằm nép dưới gốc một cây sấu, mùa này hoa sấu đã rụng hết, để trên cành xuất hiện những chấm xanh tròn tròn nho nhỏ mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng âu yếm so sánh: “Như mấy chiếc khuy lục/Trên áo trời xanh non”. Quán cũng không “chuyên nghiệp” chỉ bán kem, mà còn kèm theo mấy mặt hàng ăn khách mùa hè như nước mía, trà đá...

    Lúc ấy là buổi chiều, trong quán có một tốp học trò cấp 3, dường như vừa từ một buổi thi ào ra, chúng trẻ trung và xinh đẹp. Bọn con trai thì cao to, lũ con gái thì mượt mà óng ả, nhưng lắng nghe chúng nói chuyện thì... rợn người. Cứ mỗi câu, chúng lại thản nhiên đệm thêm một tiếng chửi tục tĩu mặc dù chẳng có gì đáng để các nam thanh nữ tú này phải văng bậy ra như thế.

    Ở bàn bên cạnh, một chị đưa con vào quán ăn kem, đứa bé gái chừng 5 tuổi, cái tuổi đang háo hức tìm hiểu thế giới xung quanh. Nghe thấy nhóm bạn trẻ bàn bên cạnh nói chuyện, cô bé xinh xắn như một thiên thần ngơ ngác hỏi mẹ: “Mẹ ơi, các anh chị kia sao lại nói bậy thế hả mẹ?” Người mẹ lúng túng không biết giải thích thế nào, đành bảo: “Thôi con ăn đi, kem chảy nước hết rồi kia kìa”.

    Một đứa bé đánh giầy đi tới, nó cỡ 10 tuổi, gầy gò, lọt thỏm trong bộ quần áo cũ rộng thùng thình chắc là xin được của ai đó nên trông lại càng xộc xệch. Nhìn thấy cô bé ngồi ăn kem với mẹ, nó sững lại, dường như không muốn bước tiếp nữa, nó ngồi xuống ở gốc cây sấu. Rồi nó nhìn vào chỗ đứa bé gái. Gặp ánh mắt người mẹ nhìn ra, thằng bé cụp mắt xuống, giả vờ ngó đi chỗ khác.

    Người mẹ có gương mặt thật hiền. Chị nhớ lại tuổi thơ của mình, nhớ lại khoảnh khắc lúc được ăn que kem đầu tiên trong đời, thật là một nỗi sung sướng không dễ phai mờ. Cảm giác một cái gì đó ngọt ngào và mát lạnh tan chảy trên đầu lưỡi, chảy qua vòm họng rồi đi tới đâu biết tới đó.

    Ấn tượng ấy có lẽ sẽ không bao giờ quên được, cho dù hồi chị còn nhỏ, kem chỉ là một chút đường pha với một thứ bột gì đó và phẩm màu, rồi cho đông đá.

    Chị chợt nghĩ, hay là thằng bé đánh giầy thèm ăn kem, bèn giơ tay vẫy nó vào. Thằng bé mắt sáng bừng lên, nó hỏi: “Cô muốn đánh dép phải không?” Chị khe khẽ gật đầu rồi đưa cho nó đôi dép xăng đan mình đang đi: “Cháu đánh giúp cô đi, xong cô sẽ trả tiền và mời cháu ăn một que kem nhé?”

    Thằng bé gật gật cái đầu và ngượng ngùng trả lời: “Cháu đánh dép cho cô thôi, cháu không ăn kem đâu ạ”. Chị nói với giọng năn nỉ: “Cháu đừng ngại, cô mời cháu mà”. Thằng bé không nói gì, chỉ cắm cúi lau chùi thật sạch đôi dép xăng đan. Rồi nó giao lại cho khách với vẻ mặt hài lòng: “Cô ơi, sạch rồi đấy”.

    Cô bé níu tay mẹ: “Mẹ ơi, mình mua cho anh ấy một que kem đi”. Trước ánh mắt chân thành của hai mẹ con, thằng bé miễn cưỡng cầm lấy que kem. Nó ăn với tất cả sự sung sướng. Nó thè chiếc lưỡi ra liếm khẽ vào que kem rồi rụt lại và hít hà khen:

    “Kem mát thật đấy cô ạ. Cháu đi làm ở thành phố, lúc nào thèm lắm mới dám mua một que. Em gái cháu ở quê, cũng bằng tuổi em này này, chưa được ăn kem bao giờ. Mà kem thì cháu không mang về cho em cháu được cô ạ”.

    Người mẹ thấy mắt mình nhòe nước. Đó là lý do vì sao thằng bé đã không muốn rời đi khi nhìn thấy con gái chị ăn kem. Thằng bé có một đứa em gái ở quê, đứa bé chưa bao giờ được le lưỡi liếm vào một que kem mát lạnh trong mùa hè. Cái khoảng cách nông thôn- thành thị chưa bao giờ lại xa vời vợi đến xót xa thế này.

    Cuộc sống ở thành phố mỗi ngày một sung túc hơn, có vẻ thế. Ăn một que kem mát lạnh ngày hè đã không còn đem đến cho trẻ con một niềm hạnh phúc lớn lao như thời xưa nữa. Nhưng ở một miền quê heo hút nào đó, vẫn có những đứa trẻ chưa bao giờ được biết đến cây kem- món quà mà người anh không bao giờ mang về cho em được. Dù cho nó yêu em đến mấy.

    Chị thở dài nhìn theo bóng dáng thằng bé đánh giày đang khuất dần về phía cuối phố. Bé gái cũng buồn buồn, bé nói: “Em anh ấy chưa bao giờ được ăn kem hả mẹ, chỗ anh ấy sao lại không có quán kem thế này mẹ nhỉ, lạ thật”.

    Chị bảo con: “Muốn cho bạn ấy ăn kem, thì anh ấy phải đưa em xuống đây con ạ, vì chắc là quê anh ấy xa quá, nghèo quá, chẳng có ai bán kem đâu”. Cô bé lại hỏi: “Vậy là muốn ăn kem, bạn ấy cũng phải xuống đây đi đánh giày hả mẹ?”.

    Chị chẳng biết trả lời câu hỏi thơ ngây ấy thế nào, đành giục con đi mau.

    -ST-
     
    Last edited: 21/6/12
  2. dài quá, đếch đọc đâu >:)
     
  3. Hồi bé đã mang dép nhựa, đồng nát đi đổi lấy que kem bao giờ không?
     
  4. Chuyện hay. thanks chủ TP
     
  5. “Một đứa trẻ 3 tuổi có thể hi sinh thân mình cứu sống người khác hay không?”. Hết hoài nghi, ngạc nhiên, bàng hoàng là nước mắt rơi khi người ta biết câu chuyện ngỡ như đùa này lại là câu chuyện thương tâm có thật. 21h ngày 23/12/2011, khi trái tim bé gái 3 tuổi Đặng Ngọc Minh Tâm (ngụ thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu) đập những nhịp cuối cùng sau khi lấy thân mình che thân em trai chịu đựng nọc độc đàn ong dữ tấn công, nhiều người để tang em trong lòng bằng cách gọi đó là khoảnh khắc “thiên sứ bay về trời”.



    “Ong bu con tôi vàng cả đầu”

    Bốn ngày sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi tìm đến Bệnh viện Nhi Đồng II (Tp Hồ Chí Minh) khi bé trai được chị hi sinh thân mình cứu sống đã dần bình phục, đang ở phòng cách ly.

    Người mẹ tên Lê Thị Hồng Chi thuật lại, 12h45’ ngày 23/12 chị chuẩn bị chở con gái đầu lòng chín tuổi đi học. Hai đứa con nhỏ còn lại là bé Đặng Ngọc Minh Tâm (SN 10/2/2009, con gái thứ hai) và Đặng Tấn Đạt (SN 6/1/2011, con trai út) thì đang ở nhà. Như thường lệ, đó cũng là giờ bé Minh Tâm đến nhà trẻ và bà mẹ hỏi: “Minh Tâm có đi học không, má cùng chở đi”. Mọi ngày Tâm rất thích đến nhà trẻ, nhưng trưa hôm đó bé bảo mẹ “Má cứ chở chị đi học, con ở nhà đưa võng cho em”.

    Buổi trưa hôm đó, khu vực mất điện nên bà mẹ bồng đứa con trai út ra nằm võng dưới gốc cây trâm cho bé ngủ. Bà mẹ cũng vô tư để bé gái 3 tuổi ở nhà trông chừng em vì chị dự định chỉ đi về trong vòng hơn 10 phút, nghĩ trong khoảng thời gian đó sẽ không có gì bất thường.

    Hơn nữa, trong nhà cũng chẳng còn ai có thể trông đứa con út, ngoài đứa con gái 3 tuổi từ khi có em đã rất “ra dáng” bà chị, thường xuyên giúp mẹ coi em ngủ, khi nào em khóc thì kêu mẹ. Đã từng nhiều lần thấy con gái trông em khá “đảm đang” nên chị yên tâm để bé Tâm ở nhà trông em. Trước khi đi, chị dặn bé “Má chở chị đi học, con ở nhà đưa võng cho em nha”. Tâm “Dạ” rất to rồi lon ton chạy đến bên võng của em.

    Bà mẹ vừa ra khỏi nhà được vài phút thì một con gió lớn vô tình ào đến. Chiếc tổ ong vò vẽ lớn trên cây trâm bất ngờ vỡ ra, rơi xuống đất ngay bên hai chị em, hàng trăm con ong độc bay tán loạn….

    Đưa con lớn tới trường, đang trên đường về, còn cách nhà chưa tới 100m thì chị Chi nghe thấy hàng xóm thúc giục “Về nhanh đi, nghe bé Tâm khóc đó”. Chị nghĩ có lẽ hàng xóm nghe nhầm, có thể con út mình ngủ dậy không thấy mẹ nên khóc chứ làm chị có chuyện con gái mình “ra dáng” thế lại khóc nhè?

    Chị đã nhầm. “Khi đó thằng Đạt thì nửa người dưới đất nửa người trên võng. Con Tâm thì vừa khóc vừa la “Đau quá! Đau quá má ơi!”. Nhìn xa tưởng thằng bé bị ngã khỏi võng, tôi lao tới nhưng trước mắt tôi là một cảnh tượng khủng khiếp, hàng trăm con ong vò vẽ đang bu kín những đứa con tôi. Bé Tâm lấy cả người che cho em nên trên đầu nó ong bu đến vàng cả đầu”, chị Chi thuật lại.

    Thấy ong rơi và định bế em đi nhưng không đủ sức, cô bé 3 tuổi đã lấy thân mình ấp lên đứa em, kiên cường ôm chặt lấy em mà không thoát thân bỏ em dù bị đàn ong dữ tấn công. Bà mẹ vội vàng hai tay bế hai đứa con chạy trốn đàn ong.

    Thấy các con khắp người đầy vết ong châm, chị Chi bế con chạy sang nhờ hàng xóm trợ giúp. Mọi người nháo nhác khi thấy mắt cả hai bé đều trĩu nặng thiu thiu trong trạng thái bất tỉnh nên lập tức đưa vào bệnh viện thị xã Bà Rịa vào lúc 1h30 phút chiều 23/12. Bệnh viện này ghi nhận bé Tâm bị 46 vết ong đốt chủ yếu ở đầu và lưng, bé Đạt bị gần 30 vết chủ yếu là ở tay, xác định ban đầu hai bé bị nhiễm độc nặng. Sau khi được truyền dịch, bé Tâm đã có vẻ tỉnh táo hơn, có thể mở mắt nói chuyện rồi đòi uống sữa.

    Tấm ảnh thờ nhòe nhoẹt

    Khoảng bốn tiếng đồng hồ sau khi sự việc xảy ra, cả hai bé bắt đầu có những triệu chứng xấu hơn trước, trong đó bé Tâm nặng hơn khi liên tục ói và người chuyển màu tím tái. Bác sĩ tại đây cho biết tình hình các bé rất nguy kịch và lúc này mới khuyên gia đình nên chuyển các bé lên bệnh viện tuyến trên. Qua những thủ tục “hành chính” và quãng đường gần 100km nêm đặc người xe giờ tan tầm, 21h hôm ấy xe cứu thương mới lên gần tới nơi.

    Chỉ còn cách bệnh viện Nhi Đồng 2 khoảng 15 phút chạy xe, bé Tâm chợt mở mắt. Bà mẹ nước mắt lưng tròng nắm tay con gái động viên “Con cố lên nhé, mau khỏe rồi mẹ may quần áo đẹp cho con đi dự tiệc đám cưới”.

    Cô bé 3 tuổi chỉ thốt được một câu cuối cùng “Mẹ ơi!” rồi lịm đi trên chiếc xe cứu thương đang hú còi tăng ga hối hả lao đi. Không còn kịp nữa, thiên sứ dũng cảm bay về trời ngay trước cửa bệnh viện; hơi thở của bé gái dũng cảm đã tắt sau tám tiếng đồng hồ chống chọi với những cơn đau từ đàn ong độc ác.

    Con gái đã mất, con trai còn lại đang trong cơn nguy kịch, bà mẹ để em gái lại viện để chăm bé Đạt, còn chị ôm xác con gái về nhà chôn cất. “Minh Tâm sinh ra đã rất dễ thương, da trắng, mũi cao, mắt to đen láy. Nó mới 3 tuổi mà rất ngoan, líu lo hát suốt ngày, mọi người xung quanh ai cũng quý, toàn đùa “mẹ cú sinh con công”. Hàng xóm ai cũng quý nó, qua lại ôm nựng suốt ngày”, bà mẹ nghẹn ngào nhớ lại. “Hôm đưa cháu về, hàng xóm đến quá trời, ai cũng xót xa. Người góp bao xi măng, người góp gạch, người góp công, cả xóm góp sức xây mả cho bé”, bà mẹ nói tiếp trong lúc những dòng nước mắt vẫn lăn dài trên má.

    Lập bàn thờ cho con, người mẹ nghèo mới nhớ ra từ khi được chào đời đến giờ, con gái mình chưa từng một lần được chụp hình nên không có lấy một tấm hình làm di ảnh. “Hai vợ chồng lấy nhau từ năm 2000, sau đó em sinh liền 3 đứa. Nội ở xa, ngoại còn vất vả, không có ai phụ nên em phải ở nhà chăm con. Tất cả chi tiêu trong gia đình đều trông vào công làm thợ sơn của chồng em. Ngày nào đi làm thì được 150 ngàn cho cả nhà 5 miệng ăn. 3 đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, em có tiền đâu để nghĩ đến cho con đi chơi chụp hình bao giờ. Cứ tưởng là chẳng có ảnh thờ, may quá dì cháu lục điện thoại mới thấy một tấm hình nhòe nhòe chụp từ bữa trước. Mấy hôm trước dì mua cho bé bộ quần áo mới, thấy cháu mặc xinh mới chụp vào điện thoại, giờ không ngờ hình ấy phải lấy làm thờ hình cháu”, lời bà mẹ kể lại khiến người nghe không khỏi nhói lòng.

    Trao vội cho chị ít quà thăm hỏi là mấy lốc sữa tươi, chị Chi chợt mếu máo: “Minh Tâm thường thích uống sữa này nhất, nhưng nhà em làm gì có điều kiện cho cháu uống thỏa thích, chỉ hay cho uống sữa đặc ông thọ. Bé vẫn thường nói “con không thích sữa ông cụ, thích sữa cô gái cơ”. Giờ bà con hàng xóm, mọi người gửi cho sữa quá trời thì con lại không còn nữa con ơi”, bà mẹ ôm mặt nức nở.
     
  6. Saga

    Saga ♪ Tân Hợp Nhất ♪

    Hay, tks chủ thớt .
     
  7. •Trang…Kelly•

    •Trang…Kelly• ◄†rαñg…¶«ë££ÿ►

    hay thật !
     
  8. Dài quá :-s up cái cho chủ thớt :))
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa. Bạn muốn mở lại chủ đề? Nhắn tin cho admin Thiên Thanh Hi

Chia sẻ trang này