Khoa học/Công nghệ Hacker tuyên bố nắm dữ liệu của nhà mạng lớn nhất nước Mỹ, đòi 250.000 USD tiền chuộc

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi dungthuy28, 29/5/22.

  1. Hacker đang đòi Verizon trả 250.000 USD tiền chuộc cho những dữ liệu nhân viên mà hắn “cuỗm” được của công ty.
    Theo The Verge, Verizon đang xử lý sự cố một hacker đánh cắp được cơ sở dữ liệu của nhân viên công ty, bao gồm tên đầy đủ, cũng như số ID, địa chỉ email và số điện thoại của họ. Motherboard báo cáo rằng, cơ sở dữ liệu bị đánh cắp là hoàn toàn có thực, vì tin tặc ẩn danh đã liên lạc với họ vào tuần trước và họ đã xác minh dữ liệu bằng cách gọi điện vào những số điện thoại có trong cơ sở dữ liệu này.

    Trong cuộc trò chuyện với hacker, kẻ này muốn nhận được số tiền 250.000 USD để đổi lấy việc cơ sở dữ liệu không bị rò rỉ và cho biết hắn đang liên lạc với Verizon.



    [​IMG]



    Verizon bị hacker đòi 250.000 USD tiền chuộc.

    Một phát ngôn viên của Verizon đã liên lạc với Motherboard để xác nhận vụ việc, nói rằng, một kẻ lừa đảo gần đây đã liên hệ với họ để đe dọa tung những thông tin nhân viên mà hắn đánh cắp được, nếu Verizon muốn dữ liệu được bảo toàn thì phải chi tiền cho hắn.

    "Nhưng chúng tôi không tin kẻ lừa đảo đang sở hữu bất kỳ thông tin nhạy cảm nào và công ty không có kế hoạch đàm phán thêm. Chúng tôi rất coi trọng dữ liệu của Verizon và có các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ con người và hệ thống của chúng tôi", phát ngôn viên của Verizon cho biết.

    Hacker tuyên bố đã tấn công cơ sở dữ liệu thông qua việc kết nối từ xa với máy tính của nhân viên Verizon. Trước đó, hacker đã gửi email đến nhân viên của hãng dưới danh nghĩa người hỗ trợ nội bộ, sau đó yêu cầu nhân viên cho phép truy cập máy tính từ xa, sau truy cập kẻ này khởi chạy những tập lệnh độc hại để tấn công toàn bộ hệ thống.

    Các thông tin bị rò rỉ trên mạng cũng ẩn chứa những nguy hiểm khó lường. Kẻ lừa đảo với đầy đủ các thông tin có thể mạo danh nhà mạng gọi đến cho nạn nhân và yêu cầu các thủ tục để chiếm quyền sử dụng số điện thoại. Kỹ thuật này đã được sử dụng thường xuyên trong nhiều năm qua khi những kẻ tấn công thao túng các tài khoản thông qua các nhà mạng như T-Mobile và AT&T, để đánh cắp tiền điện tử hoặc truy cập vào các tài khoản mạng xã hội, trong đó có cả cựu Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorse.
     

Chia sẻ trang này