Dấu hiệu của loãng xương rất khó phát hiện và nhận biết. Sự loãng xương cũng có xu hương tiêu cực theo thời gian nếu như không chịu bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện thể thao. Loãng xương gây đau nhức xương, gù lưng, sụp đốt sống, nguy hiểm nhất là gãy xương dễ dàng, có khi chỉ do hắt hơi mạnh hay đổi tư thế đột ngột. Điều trị loãng xương rất tốn kém nhưng phòng bệnh là không khó. Dưới đây là những cách bí quyết đơn giản giúp bạn tránh xa nguy cơ loãng xương. Bí quyết đơn giản tránh nguy cơ loãng xương 1. Thể dục đều đặn Vận động thường xuyên giúp bảo vệ xương và kích thích xương hình thành nên tránh được nguy cơ gãy xương, rạn nứt xương. Chỉ cần tạo thói quen sống với 3 – 4 buổi/ tuần để tập thể dục, mỗi lần từ 30 – 40 phút là bạn đã có thể cân bằng và duy trì độ dẻo dai của hệ xương. Nhảy dây rất tốt cho xương còn đi bộ là phương thức vận động phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là người lớn tuổi. 2. Không hút thuốc và hạn chế rượu bia Thống kê của các tổ chức y tế, 1/8 phụ nữ bị loãng xương trên toàn thế giới có tiền sử hút thuốc trong một thời gian dài. Ở nam giới hút thuốc thường xuyên, nguy cơ loãng xương sẽ tăng 10 lần, nguy cơchấn thương gây gãy xương cột sống và xương hông tăng 02 lần. Hút thuốc cũng khiến vết gãy ở xương khó phục hồi. Còn rượu là tác nhân kích thích việc mất xương. Do đó, hãy nói không với thuốc lá và hạn chế tối thiểu uống rượu bia. 3. Cung cấp đủ canxi và khoáng chất Đây là yếu tố quan trọng nhất. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương còn các vitamin và khoáng chất như magiê, kẽm, vitamin D, K, C, chất xơ giúp tăng hấp thụ canxi vào máu, đưa canxi đến xương và thúc đẩy tế bào xây dựng xương hoạt động. Vì vậy, hãy tăng cường các thực phẩm như sữa, phô mai, cá biển, bông cải xanh, hạt đậu nành… và đừng ăn kiêng quá mức. Sau tuổi 35, xương bắt đầu mất nhiều nên bạn có thể uống bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, hãy lựa chọn thực phẩm giúp xương chắc khỏe chứ nhiều canxi có nguồn gốc thiên nhiên vì dễ hấp thu nên tránh bị lắng đọng canxi trên thành mạch gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ như sử dụng các loại canxi đá thông thường. 4. Kết bạn với nắng sớm Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3 – có tác dụng làm tăng hấp thu canxi từ thực phẩm vào máu. Chỉ 15 phút tiếp xúc với nắng mỗi ngày cũng đã thúc đẩy đáng kể hiệu quả hấp thụ canxi. Thời gian tốt nhất là từ 6h – 9h sáng. 5. Khám xương định kỳ Đây là cách chính xác giúp phát hiện nguy cơ và bệnh loãng xương từ sớm. Bạn nên kiểm tra mật độ xương mỗi 03 – 06 tháng/ lần, đặc biệt với những ai mà gia đình có tiền sử loãng xương và phụ nữ tuổi mãn kinh. Ngoài ra, cần để ý nếu chiều cao giảm sút cũng có thể là dấu hiệu của lún đốt sống và loãng xương.